Các hệ vách kính mặt dựng
Vách kính mặt dựng hay còn gọi là mặt dựng nhôm kính là thay thế cho các bức tường thô sơ bao che quanh tòa nhà, văn phòng, hệ thống showrom, trung tâm mua sắm… tạo nét sang trọng, đẳng cấp với tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt là nhờ độ trong của kính tạo không gian đẹp, mở rộng tầm nhìn. Hiện nay trên thị trường có 4 hệ vách kính mặt dựng thông dụng.
1. Hệ mặt dựng vách nhôm kính Stick
Được sử dụng thông dụng, phổ biến nhất hiện nay với tính chất nguyên liệu có nhiều sẵn trên thị trường nên rất dễ mua, việc lắp đặt hết sức đơn giản dễ dàng có thể lắp đặt với các dụng cụ phù hợp. Là mặt dựng phù hợp với tất cả các tòa nhà bới bề mặt bên ngoài đặc biệt là các tòa nhà có lối kiến trúc phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và có nhiều điểm nối.
Cấu tạo:
Cũng như các vách kính mặt dựng khác hệ mặt dựng kính Stick có cấu tạo từ khung nhôm, kính và các phụ kiện:
Khung nhôm bao gồm 3 dạng là khung nhôm đứng, ngăng và nắp gài:
- Khung nhôm đứng chuẩn dùng cho mặt dựng có kích thước 65mm x 120mm có gờ 10mm hoặc 18mm dày 2.5mm ngoài ra có thể thay thế thanh đứng các dạng khung khác như nhôm hộp 45mm x 100mm x 1.3mm, khung 50.8 x 80mm x 1.8mm hoặc dạng lớn hơn như 120mm hoặc 150mm tuỳ theo độ cao tầng của công trình.
- Khung nhôm ngang đúng chuẩn 40mm x 50mm x 2.5mm có gờ 10mm hoặc 18mm, thanh ngang cũng có thể thay thế bằng các dạng thanh ngang có kích thước lớn hơn chiều rộng như 60mm x 50mm x 2.3mm hoặc bằng các thanh đứng
- Khung nhôm nắp gài, gồm 2 thành phần đế và nắp, nắp gài có quy cách 25mm x 50mm x 1.2, đế là phần gắn trực tiếp vào bề mặt dựng sau khi đã lắp kính, có thể gắn thanh ngang và thanh dọc hoặc không tuỳ yêu cầu thiết kế thiết.
Kính: mặt dựng nhôm kính hệ Stick thường được sử dụng kính ghép 2 lớp phản quang, ngoài ra còn có thể sử dụng hầu hết các loại kính từ đơn 8, 10, 12mm , kính ghép 10.38, 11.28, 12.38mm
Ngoài ra, bất cứ một hệ vách kính nào cũng có các phụ kiện đi kèm
Đặc điểm của hệ Stick
- Khả năng tạo hình linh hoạt cho bề mặt, như gấp khúc, lượn sóng, uốn cong
- Cho phép thi công các công trình có độ phức tạp cao như bề mặt góc cạnh, không đồng nhất
- Linh động trong việc thi công và cung ứng vật liệu
- Không co ngót, cong vênh và chống thấm tuyệt đối
- Khả năng cách âm, cách nhiệt cao
- Đáp ứng yêu cầu cao về mặt kỹ thuật
Phân loại mặt dựng kính Stick
Có 3 dạng là:
Vách kính mặt dựng lộ đố (lộ đố ngang và lộ đố dọc): Dạng kết cấu này có ưu điểm tạo vẻ ngoài chắc chắn cho công trình. Với nhôm hệ sơn tĩnh điện, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn các gam màu khác nhau cho các đố ngoài, từ đó tạo vẻ sang trọng và bền đẹp cho toàn bộ công trình.
Vách kính mặt dựng giấu đố: Kết cấu này có ưu điểm nổi trội là không bị chia ô bởi các đố ngang và đố dọc nên bề mặt bên ngoài của công trình là một tấm kính khổng lồ, được ngăn cách bởi đường chỉ nhỏ. Điều này không chỉ thuận lợi trong việc trang trí những ô kính có màu sắc khác nhau mà còn tạo ra không gian rộng lớn, ngoài ra còn phù hợp để đặt màn hình quảng cáo điện tử lớn.
Vách kính mặt dựng kết hợp giấu đố và lộ đố: Kết cấu này tạo điểm nhấn bằng những đường kẻ dọc hoặc kẻ ngang trên bề mặt ngoài của toàn bộ công trình. Việc kết hợp giữa các đố ngang với đố dọc sẽ tạo ra nét độc đáo mang tính thẩm mỹ cao.
Ứng dụng
Hệ mặt dựng nhôm kính Stick rất thông dụng vì vậy thường được ứng dụng trong các vách kính mặt dựng của các tòa nhà cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính….
2. Hệ vách kính mặt dựng Unitized
Ra đời sau mặt dựng Stick, nhưng hệ mặt dựng Unitized được coi là một phát minh bước tiến mới trong ngành mặt dựng bởi nó khắc phục được hầu hết các nhược điểm của hệ Stick đồng thời cải tiến với nhiều ưu điểm vượt trội. Dòng sản phẩm này được sản xuất, gia công, hoàn thiện các phần nhỏ được gọi là các tấm modul ngay từ trong nhà máy, sau đó được chuyển đến công trình để lắp dựng và hoàn thiện tổng thể.
Cấu tạo:
Khung nhôm unitized: gồm 4 dạng thanh nhôm thành từ âm và dương, thanh ngang âm và dương, kích thước bề rộng của thanh nhôm từ 150 – 250mm, độ dày trung bình từ 3-7mm.
Kính hộp unitized: đa phần kính sử dụng cho mặt dựng hệ nhôm này là kính hộp dày 19mm-28mm, thành phần kính hộp gồm 1 lớp kính bên trong, lớp nẹp khung ở giữa và lớp kính bên ngoài, lớp kính bên ngoài có thể là kính phản quang hoặc kính cường lực hoặc bán cường lực.
Phụ kiện: keo silicon, phát dẫn và phát liên kết, là các thành phần rời được dùng khi lắp ráp tại công trình.
Đặc điểm:
- Chịu được áp lực gió lớn ở độ từ 80m-800m.
- Thi công dễ dàng nhanh chóng, rút ngắn tiến độ, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các công trình đòi hỏi tiến độ gấp.
- Được kiểm soát được chặt chẽ về chất lượng sản phẩm ngay tại nhà máy sản xuất.
- Tiến hành lắp đặt được ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi
- Tính ổn định cao, khả năng chống bám tốt.
- Khả năng phản quang và phản nhiệt tốt.
- Khả năng giảm tiếng ồn đến 90%.
- Bề mặt có tính thẩm mỹ cao
Ứng dụng:
Là sản phẩm kỹ thuật cao trong xây dựng, được dùng cho các toà nhà có yêu cầu đặc biệt, như chống ồn, cách âm hay cách nhiệt tuyệt đối. Dùng làm vách kính mặt dựng cao cấp đối với các toà nhà cao ốc có độ cao trên 20 tầng, các công trình có bề mặt trên 1000m2 hoặc các thiết kế có độ thông tầng trên 6m.
3. Hệ mặt dựng kính Spider
Là dòng sản phẩm không sử dụng khung, các mặt kính thành phần được kết nối với nhay chủ yếu qua các chốt giữ kính để tạo thành các điểm liên kết và kết nối chúng lại. Với việc không sử dụng khung hệ mặt dựng Spider tạo sự sang trọng đẳng cấp khác biệt cho công trình, riêng tầm nhìn và yếu tố “view” thì khó có giải pháp nào tối ưu hơn hệ mặt dựng kính chân nhện.
Cấu tạo:
Vì dòng sản phẩm không sử dụng khung nên cấu tạo của nó khác biệt với các hệ mặt dựng kính khác là không có thành phần khung nhôm cao cấp. Cấu tạo của mặt kính Spider chỉ bao gồm:
- Phần kính: sử dụng các loại kính cao cấp như cường lực an toàn, kính bán cường lực, kính dán an toàn, kính hộp cách âm cách nhiệt….
- Spider kết cấu
- Các phụ kiện: keo kết cấu, keo phủ chống thấm và chống oxi hóa, bộ nối, bulong….
Đặc điểm:
- Kết cấu nhẹ, khả năng tạo hình linh hoạt cho bề mặt, như gấp khúc, lượn sóng, uốn cong.
- Đáp ứng sự sáng tạo trong thiết kế kiến trúc
- Không có khung bao nên tạo được tầm nhìn rộng cho công trình.
- Đảm bảo thu được hầu hết ánh sáng tự nhiên lọt vào trên tất cả các mặt.
Ứng dụng:
Dùng làm vách kính mặt dựng thay cho tường bê tông đơn điệu của các tòa nhà lớn, siêu thị, trung tâm thương mại, cao ốc, showroom… Ngoài ra còn có thể tạo nên các liên kết cho mái kính, sàn kính, trần kính.
4. Hệ mặt dựng kính Semi
Còn được gọi là hệ bán lắp ghép Semi. Hệ mặt dựng Semi không phổ biến tại thị trường nhôm kính Việt Nam do chi phí đầu tư cho hệ này khá đắt đỏ, nhưng ngược lại hệ lại có đảm bảo độ an toàn tuyệt đối và cực kỳ chắc chắn nên thường được sử dụng cho các tòa nhà có khoảng cách giữa các tầng quá lớn vì vậy mà thường áp dụng cho những công trình lớn và phức tạp mới sử dụng đến hệ này.
Hệ Semi được lắp đặt theo thứ tự: dầu tiên là gắn các thanh nhôm dọc theo tòa nhà bởi bản mã và ốc vít sau đó ghép các khung nhôm kính vào các thanh dọc đã được lắp trước bằng ốc vít kết cấu và cuối cùng là ghép các sập nhôm che kín các đường nối.
Do quá trình lắp đặt tỉ mỉ lại đòi hỏi kỹ thuật rất cao, số lượng nhân công tham gia lắp đặt phải lớn nên thời gian thi công thường kéo dài, chi phí rất lớn.
Trên đây là 4 hệ kính được sử dụng trong vách kính mặt kính. Để biết thông tin chi tiết về giá cũng như chi phí lắp đặt hãy liên hệ với Nam Việt để được tư vấn hỗ trợ miễn phí.